Lịch sử và tầm quan trọng Quốc_gia_nội_lục

Vị trí không giáp biển đã đem lại bất lợi cho các quốc gia trong việc tiếp cận giao thương bằng đường biển với thế giới, từ đó kìm hãm sự phát triển kinh tế quốc gia. Vì tầm quan trọng của giao thương đường biển, nhiều quốc gia đã nỗ lực để tìm nhiều biện pháp khác nhau để duy trì hoặc khai thông đường ra biển:

Đánh mất sự tiếp cận với biển thường là 1 bất hạnh lớn cho quốc gia:

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển hiện nay cho các quốc gia nội lục có quyền tiếp cận biển mà không phải trả thuế lưu thông thông qua quốc gia quá cảnh. Liên Hiệp Quốc có chương trình hỗ trợ các quốc gia đang phát triển không tiếp giáp biển[5] và người chịu trách nhiệm hiện tại của chương trình này là Anwarul Karim Chowdhury.

Một số quốc gia có thể có đường bờ biển dài, nhưng phần lớn trong số đó khó hay không có nhiều lợi ích trong giao thôngthương mại. Chẳng hạn, trong lịch sử sơ kỳ của Nga, các hải cảng duy nhất của Nga nằm ven Bắc Băng Dương và chúng bị đóng băng trong phần lớn thời gian của năm. Giành quyền kiểm soát các hải cảng vùng nước ấm là động cơ thúc đẩy chính để Nga mở rộng về phía biển Baltic, Biển ĐenThái Bình Dương. Ngược lại, 1vài quốc gia nội lục lại có thể nối thông ra biển nhờ các con sông lớn thuận tiện cho giao thông thủy. Chẳng hạn, Paraguay (và Bolivia ở mức độ nhỏ hơn) có đường thông ra biển nhờ các sông ParaguayParaná.

Một vài quốc gia có đường bờ biển trên các biển nội địa, chẳng hạn biển Caspibiển Aral. Do các biển này đôi khi được coi là các hồ lớn và do chúng không cho phép tiếp cận thương mại bằng đường biển nên các quốc gia như Kazakhstan vẫn được coi là quốc gia nội lục. (Tuy nhiên, biển Caspi nối với Biển Đen thông qua kênh Volga-Đông nối hai sông VolgaĐông).